“Startup Kỳ Lân” là gì? Tại sao đó lại là mục tiêu của bất kỳ Startup nào?

Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Startup Kỳ Lân” (tiếng Anh là “Unicorn”) đang dần trở nên phổ biến hơn và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các công ty khởi nghiệp hay các quỹ đầu tư mạo hiểm. Vậy “Startup Kỳ Lân” là gì? Và tại sao đó lại là mục tiêu của bất kỳ Startup nào? Hãy cùng YBC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Theo Investopedia – (Từ điển dành cho giới kinh doanh) định nghĩa “Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành đầu tư mạo hiểm nhằm mô tả một công ty khởi nghiệp do tư nhân nắm giữ và được định giá hơn 1 tỷ USD”.

Thuật ngữ "Startup kỳ lân" được nhắc đến lần đầu tiên trong bài viết đăng trên TechCrunch năm 2013 bởi Aileen Lee – đồng sáng lập quỹ đầu tư Cowboy Venture. Aileen Lee muốn một từ có thể miêu tả được bản chất của nhóm các công ty khởi nghiệp công nghệ có giá trị hơn 1 tỷ đô la và được thành lập tại Mỹ sau năm 2003.

Kỳ lân là loài vật trong trí tưởng tượng của chúng ta, gắn liền với sự hiếm có. Và lý do Aileen Lee chọn kỳ lân là linh vật biểu trưng để mô tả về các doanh nghiệp này, có lẽ là do mức độ hiếm có vào thời điểm đó, khi cô chỉ tìm ra 39 doanh nghiệp đủ điều kiện trở thành một “Startup Kỳ Lân”. Và những công ty này chỉ chiếm 0.07% tổng số các công ty khởi nghiệp. (Số liệu được ghi nhận năm 2013).

ProFin - Startup 'kỳ lân' nào lớn nhất thế giới?

Startup Kỳ lân có những đặc trưng nổi bật nào ? 

- Sự đổi mới, sáng tạo: tạo ra dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu mới hay còn bỏ ngỏ, và thay đổi toàn bộ cách mọi thứ đang hoạt động. 

  Ví dụ: Uber với dịch vụ xe ôm/taxi công nghệ.

- Lấy công nghệ làm trung tâm: đa phần startup kỳ lân vươn lên nhờ tận dụng được tiến bộ của công nghệ và 87% sản phẩm của các công ty này thuộc lĩnh vực phần mềm 

- Tập trung giải quyết nhu cầu của người dùng: 62% startup kỳ lân là các doanh nghiệp B2C (phục vụ khách hàng cá nhân) và họ ưu tiên tìm ra cách giải quyết đơn giản và hiệu quả nhất để tối ưu hóa trải nghiệm, đem lại sự hữu ích, tiện lợi và làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn trong cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng.

- Xuất phát từ công ty tư nhân: đa phần thuộc sở hữu cá nhân và tăng giá trị bằng cách để công ty lớn thâu tóm hay đầu tư vào

- Sự tăng trưởng: Với mốc từ 1 tỷ USD trở lên, không khó để nói các Unicorn đều có tốc độ tăng trưởng rất mạnh và có tiềm năng phát triển cao hơn nữa. Tuy nhiên, có trường hợp tăng trưởng rất nhanh nhưng sau đó thất bại, điển hình là công ty khởi nghiệp We Work.

- Duy trì vị thế dẫn đầu: không chỉ là người khai phá dịch vụ/nhu cầu mới, họ còn thường xuyên cải tiến và định vị lại thị trường để luôn ở vị trí tiên phong

Kì lân (Unicorn) trong lĩnh vực khởi nghiệp là gì? Định giá các công ty kì  lân

Tại sao Startup kỳ lân đặc biệt?

- Định giá dựa trên tiềm năng kinh doanh của công ty, chứ không có công thức chính xác. Vì thế, giá trị có thể tăng vọt nếu công ty thuyết phục được tiềm năng to lớn của mình.

- Các nhà đầu tư mạo hiểm chủ yếu dựa vào các chiến lược tăng trưởng nhanh để phát triển startup. Họ có tâm lý: càng nhiều vốn rót vào, các startup càng uyển chuyển, từ đó khả năng độc chiếm thị trường càng lớn. Do đó, mức định giá của một startup thường tăng vọt sau mỗi vòng gọi vốn.

- Đột phá trong công nghệ giúp các công ty giải quyết hiệu quả hơn vấn đề của người dùng, đồng thời rút ngắn thời gian để sản xuất hàng loạt hay nhân rộng dịch vụ.

- Sự bùng nổ người dùng điện thoại thông minh trên toàn cầu giúp các công ty không chỉ có được nhiều khách hàng hơn mà còn kết nối với họ thường xuyên hơn, ở bất cứ địa điểm và thời gian nào.

Các thuật ngữ liên quan đến Startup 

- Minicorn: là thuật ngữ chỉ các  công ty có định giá hơn 1 triệu đô la và họ vẫn đang trong đà phát triển để trở thành doanh nghiệp kỳ lân

- Soonicorn: là thuật ngữ chỉ các công ty chưa thành Unicorn nhưng có thể trong tương lai sẽ phát triển thành Unicorn

- Startup Siêu kỳ lân (Decacorn): là thuật ngữ chỉ những startup được định giá trên 10 tỷ đô la

- Startup Kỳ lân trăm sừng (Hectocorn): là thuật ngữ chỉ những startup được định giá trên 100 tỷ đô la

Tham khảo: Huy Lê

 

Zalo