Hiện trên thế giới có hơn 800 startup kỳ lân. Trong đó, có nhiều công ty vượt xa "mức sàn" 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet...
Tính đến nay, đã có nhiều startup "kỳ lân" được định giá trên 10 tỷ USD, chia theo lĩnh vực. Đứng đầu là Bytedance thuộc Trung Quốc, hãy cùng YBC tìm hiểu về Startup kỳ lân thành công nhất thế giới trong bài viết này nhé!
Tỷ phú sáng lập Bytedance- Zhang Yiming sinh tháng 4 năm 1983 ở Trung Quốc. Năm 2001, anh vào Đại học Nam Khai ở Thiên Tân, nơi anh học chuyên ngành vi điện tử trước khi đổi sang ngành công nghệ phần mềm, và tốt nghiệp năm 2005. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nankai, anh đầu quân cho một công ty tên là Kuxun. Ban đầu, anh chỉ là một kỹ sư bình thường, nhưng đến năm thứ hai làm việc, Zhang đã quản lý một đội gồm 40 hoặc 50 người trong công ty, chịu trách nhiệm về tất cả công nghệ back-end và nhiều sản phẩm liên quan.
Trong hai năm đầu tiên đi làm, chàng thanh niên thường xuyên làm đến 12 giờ đêm hoặc 1 giờ khuya. Đó thực sự là vì sở thích chứ không phải yêu cầu của công ty .Sau khi hoàn thành công việc, Zhang giúp các đồng nghiệp giải quyết vấn đề, hầu hết liên quan đến mã code. Khi có kinh nghiệm, anh cũng nhiệt tình chỉ dẫn người mới.
Vì vậy, anh nhanh chóng chuyển từ phụ trách một mô-đun giải nén trình thu thập thông tin sang phụ trách toàn bộ hệ thống back-end, bắt đầu với một nhóm, sau đó là một bộ phận nhỏ và cuối cùng là một bộ phận lớn. Nhiều người nói rằng đây không phải là là việc trong phận sự nhưng Zhang chia sẻ: Tinh thần trách nhiệm và động lực làm tốt công việc sẽ thúc đẩy bạn làm nhiều việc hơn và giúp bạn rèn luyện rất nhiều.
Khi đó anh là một kỹ sư, nhưng kinh nghiệm tham gia sản phẩm đã giúp anh rất nhiều trong quá trình chuyển đổi sản phẩm sau này.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Nankai, ý tưởng xây dựng ByteDance được Zhang manh nha khi anh đi tàu điện ngầm tại Bắc Kinh. "Vào thời điểm năm 2011, tôi nhận thấy rằng ngày càng ít người đọc báo trên tàu điện ngầm", Zhang nói thêm. "Trong khi đó, doanh số điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong năm 2011. Tôi nghĩ rằng điện thoại thông minh sẽ thay thế báo chí để trở thành phương tiện truyền tải thông tin quan trọng nhất."
Nói về ý tưởng khi bắt tay gây dựng ByteDance, Zhang nhớ lại: "giống như Facebook kết nối mọi người với mọi người và Uber kết nối mọi người với các phương tiện giao thông", Zhang cho biết, sản phẩm của anh sẽ "kết nối mọi người với thông tin".
Điều đó có nghĩa là Zhang sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, ngành công nghiệp AI vẫn còn non trẻ; cả Zhang hay bất kỳ cộng sự nào trong nhóm của anh đều chưa biết cách xây dựng một thuật toán tinh vi. Không có sách để hướng dẫn họ, họ bắt đầu từ những nguyên tắc đầu tiên, tự mày mò tìm đường đi.
Kết quả là Jinri Toutiao, một ứng dụng tin tức đã sử dụng thuật toán của Zhang để tạo ra một danh sách các bài báo và video phù hợp dựa trên thói quen đọc của từng người dùng. Trong năm 2012, công ty SIG Asia Investment đã đầu tư vào ứng dụng Toutiao của Zhang 3 triệu USD. Khoản đầu tư này mang lại cho hỏa lực tài chính cần thiết để công ty tiếp tục bước những bước dài.
ByteDance đã tiếp nối Toutiao để xây dựng một ứng dụng đình đám khác, mang tên Douyin vào năm 2016. Lần này, Zhang và các cộng sự đã phải nỗ lực cạnh tranh với một đồng nghiệp khởi nghiệp khác là Kuaishou trong hành trình kêu gọi vốn. Cuối cùng ByteDance đã tiếp tục nhận được nguồn tiền từ Tencent Holdings vào năm 2017 để cùng bắt tay phát triển nền tảng video ngắn Weishi của Tencent.
ByteDance vừa kỷ niệm 10 năm thành lập vào tháng 3 năm nay. Ban đầu công ty ra mắt ứng dụng tổng hợp tin tức Toutiao vào tháng 8/2012. Nền tảng này thu thập thông tin về thói quen đọc và tìm kiếm của người dùng và sau đó gợi ý tin tức cho họ. Giữa năm 2014, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của Toutiao tăng lên hơn 13 triệu. Nhanh chóng loại bỏ những nghi ngờ ban đầu, Sequoia rót 100 triệu USD vào startup này.
Tháng 9/2016, Bytedance âm thầm ra mắt Douyin - dịch vụ chỉnh sửa video chỉ với độ dài chính xác 15 giây. Ứng dụng này cho phép người dùng quay và chỉnh sửa video với các hiệu ứng rồi chia sẻ trên các mạng xã hội như Weibo hay WeChat. Hình thức video ngắn nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dùng và phát triển bùng nổ, đến mức sau đó WeChat đã cấm người dùng của mình truy cập trực tiếp sang Douyin. Một năm sau, Bytedance mua lại Musical.ly với giá 800 triệu USD, kết hợp sức mạnh của ứng dụng video dành cho thiếu niên tại Mỹ này với Tik Tok.
Chìa khoá làm nên sự khác biệt của ByteDance chính là khi ra mắt mạng xã hội chia sẻ video TikTok- sự hợp nhất của hai nền tảng là Douyin và TikTok vào năm 2017, ứng dụng này đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, sự tăng trưởng của nền tảng mới này đã đạt con số rất ấn tượng. Chỉ trong vài tháng, TikTok đã có thể sánh ngang tầm ảnh hưởng như Facebook và Twitter, và đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống ứng dụng trên toàn cầu.
Không thể phủ nhận ByteDance đã xây dựng được nền tảng khá vững, nhưng ở một khía cạnh nào đó, sự mở rộng của nền tảng mạng xã hội này đã thu hút sự chú ý của các chính phủ, đặc biệt là Mỹ, nơi chính quyền của Tổng thống Donald Trump luôn có định kiến với các công ty công nghệ Trung Quốc, thậm chí cấm các công ty Mỹ có những giao dịch với đối tác từ đại lục.
Chính phủ của Tổng thống Donald Trump - và một số các chính phủ khác, từ lâu đã lo ngại về khả năng dữ liệu từ người dùng được chuyển về Trung Quốc. Điều này tiềm ẩn an ninh quốc gia nếu các nhân viên chính phủ và quân đội sử dụng các nền tảng công nghệ của Trung Quốc. Những lo lắng này của các nhà lãnh đạo không phải không có lý khi luật pháp Trung Quốc yêu cầu các công ty viễn thông và công nghệ cần hỗ trợ chính phủ trong các trường hợp liên quan tới an ninh quốc gia.
Vào tháng 10 năm 2019, Marco Rubio, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ bang Florida, đã kêu gọi Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ cần điều tra vụ mua lại Music.ly năm 2017 của ByteDance. Bê bối này xảy ra khi một vụ kiện tập thể đã được một thiếu niên ở California khởi xướng, cho rằng ByteDance đã gửi dữ liệu người dùng về Trung Quốc mà không có sự đồng ý của người dùng.
Vào tháng 1, Quân đội Mỹ đã ra lệnh cho các nhân viên quân sự buộc phải loại bỏ ngay TikTok khỏi các thiết bị do chính phủ cấp, với lưu ý rằng mạng xã hội này "tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia" thông qua khả năng thu thập thông tin cá nhân từ điện thoại của người dùng.
Phản hồi lại những cáo buộc từ chính phủ Mỹ, ByteDance thông báo rằng họ lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng ở Mỹ và hoạt động của ứng dụng này không thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.
Ngoài ra, Bytedance cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn tại các nước như: Ấn Độ, Indonesia,... về vấn đề xoay quanh an ninh quốc gia.
Bên cạnh những khó khăn đó, TikTok khó lòng giữ được vị thế của mình khi ngày càng có nhiều ứng dụng tương tự ra đời mà không chịu sự dòm ngó từ chính quyền các nước như: Reels của Intagram, Short của Youtube,...